Giới thiệu

Lịch sử phát triển

Tiền thân của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng (CRDR) là Trung tâm nghiên cứu khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc trường Đại học Hồng Đức được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 823/QĐ-ĐHHĐ ngày 30 tháng 10 năm 2006 của Hiệu trưởng trường ĐHHĐ.

Đến cuối năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng (CRDR) được thành lập theo quyết định số 293/QĐ-LHH ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban Thường vụ Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa với lực lượng nòng cốt là Ban giám đốc, nhân viên và mạng lưới tình nguyện viên từ Trung tâm nghiên cứu khoa học Xã hội và Nhân.

Với tổng thành viên là 25 người, gồm: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 01 trợ lý, 10 nhân viên và hơn 15 tình nguyện làm việc theo dự án.

Cơ sở pháp lý hoạt động

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng  (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội Thanh Hóa), hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ qui định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ, Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ, Điều lệ và các qui định của Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa.

Tư cách pháp nhân

  1. Tên Trung tâm:

          – Tên viết bằng tiếng Việt: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng

          – Tên viết bằng tiếng Anh:  Center for Regional  Development Research

          – Tên viết tắt bằng tiếng Anh: CRDR

  1. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
  2. Trung tâm có trụ sở chính đặt tại thành phố Thanh Hóa. Trong quá trình hoạt động Trung tâm có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài tỉnh theo quy định hiện hành. Chi nhánh và văn phòng đại diện do Trung tâm thành lập và là các đơn vị không có tư cách pháp nhân độc lập.

Cơ cấu tổ chức

  1. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng (CRDR): Bà Mai Thị Hồng Hải
  2. Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng (CRDR): Bà Nguyễn Thị Loan
  3. Trợ lý Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng (CRDR): Bà Nguyễn Thị Dung
  4. Nhân viên và tình nguyện viên làm việc theo dự án.

Nguyên tắc hoạt động

Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản, tự trang trải về tài chính theo quy định của pháp luật, Điều lệ và các qui định của Liên hiệp hội Thanh Hóa, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động được ghi trong giấy đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ cấp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm do Liên hiệp hội Thanh Hóa phê duyệt.

Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng

  • Trung tâm Nghiên cứu Phát triển vùng có chức năng tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn, khoa học nông nghiệp, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Hoạt động dịch vụ KH&CN (hoạt động điều tra cơ bản, định kỳ, thường xuyên; thống kê, điều tra xã hội, dịch vụ tư vấn, hoạt động chuyển giao công nghệ và một số dịch vụ KH&CN khác)
  • Hợp tác KH&CN với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong các lĩnh vực nêu trên theo pháp luật quy định
  • Tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và các cán bộ có trình độ chuyên môn thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa hoc và công nghệ, các dịch vụ khoa học và công nghệ, tư vấn và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học xã hội và nhân văn; góp phần phát triển kinh tế – xã hội và công nghiệp hóa – hiện đại hóa quê hương, đất nước.

Nhiệm vụ

  • Tổ chức nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN các cấp trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nông nghiêp và phát triển nông thôn;
  • Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu KH&CN trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn, khoa học nông nghiệp, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào sản xuất và đời sống.
  • Tổ chức thực hiện, tham gia nhiệm vụ kH&CN các cấp, xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao, thương mại hóa và nhân rộng kết quả nghiên của các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm vào sản xuất và đời sống
  • Tổ chức thực hiện các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm; đào tạo, chuyển giao, thương mại hoá và nhân rộng các kết quả của đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm;
  • đ.  Tổ chức nghiên cứu di sản văn hóa của các dân tộc, biên soạn sách, tài   liệu về các lĩnh vực văn hóa, văn học, lịch sử, kinh tế, tài nguyên du lịch của các địa phương;
  • Tổ chức, nghiên cứu điều tra, phân tích số liệu, dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội
  • Tư vấn nghiên cứu phát triển và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ; Bồi dưỡng và phổ biến kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, phát triển cộng đồng, phát triển vùng;
  • Thực hiện các nhiệm vụ về phổ biến, giới thiệu, quảng bá và kinh doanh các sản phẩm tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống;
  • Cung cấp các kiến thức về khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất cho người dân. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người dân; tổ chức các cuộc tham quan các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài tỉnh;
  • Xây dựng các mô hình trình diễn về ứng dụng các công nghệ mới, các kỹ thuật tiến bộ và phổ biến nhân rộng mô hình;
  • Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, các báo cáo chuyên đề trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học nông nghiệp, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.