Nguồn vốn sinh kế của cộng đồng người Thái, Mường, Mông, Khơ Mú ở khu vực Tây Thanh Hóa – Nghệ An

Nguồn vốn sinh kế của cộng đồng người Thái, Mường, Mông, Khơ Mú ở khu vực Tây Thanh Hóa – Nghệ An

a) Vốn tự nhiên

– Đất sản xuất là nguồn tài sản và là tư liệu sản xuất quan trọng, có sự phân bổ khác nhau giữa các cộng đồng: Người Thái: trung bình mỗi hộ 4 ha; Người Mường trung bình từ 2,5 đến 3 ha; Người Mông trung bình từ 7 đến 8 ha, cá biệt có hộ từ 10 đến 12 ha; Người Khơ Mú trung bình từ 4 ha đến 6 ha.

– Môi trường tự nhiên là yếu tố sinh thái và thời tiết. ở góc độ yếu tố sinh thái, có sự chênh lệch về độ cao giữa  ba vùng cư trú: vùng cao, vùng giữa và vùng thấp. Điều này dẫn đến phương thức canh tác truyền thống ở các vùng có điểm khác nhau giữa các tộc người. Người Thái, người Mường cư trú ở vùng các núi thấp hoặc dọc theo các thung lũng canh tác ruộng nước, chăn nuôi, làm nghề thủ công.Người Mông cư trú ở vùng cao chủ yếu canh tác nương rẫy, trồng chăn nuôi gia súc và làm nghề thủ công..

Yếu tố khí hậu, thời tiết chi phối mạnh mẽ đến cây trồng, vật nuôi và đời sông con người.

+ Địa hình nơi người Mông, người Khơ Mú cư trú tạo thành thế địa lý của vùng cao và có độ cao bậc nhất của tỉnh Nghệ An. Núi đá và sương mù là những yếu tố tự nhiên nổi bật ở vùng người Mông, người Khơ Mú sinh sống. Khí hậu thời tiết ở Kỳ Sơn chia làm 4 tiểu vùng đặc thù

+ Địa hình nơi người Thái, người Mườig cư trú, tạo thành các bồn đia,  thung lũng, tạo điều kiện cho người dân có thể tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khí hậu thời tiết ở vùng người Thái, người Mường tập trung cư trú tuy có sự phân hóa theo địa hình, nhưng ít sự phân lập đặc thù như ở vùng người Mông.

Tài nguyên đất tự nhiên của cộng đồng dân tộc thiểu số phía Tây Thanh Hóa – Nghệ An

– Sự phân bố nguồn nước tự nhiên không đồng đều giữa các vùng cư trú.  vùng người Thái, Mường có mạng lưới sông suối dồi dào, tuy nhiên do sự phân bố không đồng đều, hiện tượng thiếu nước tưới tiêu, nước sinh hoạt xảy cục bộ ở những nơi không có khe suối tự nhiên chảy qua.  Người Mông, người Khơ Mú cư trú ở những vùng núi cao, ít sông suối, địa  hình  độ dốc lớn, khả năng giữ nước của đất kém, hiện tượng thiếu nước tưới tiêu, nước sinh hoạt diễn ra trên toàn vùng cư trú người Mông, người Khơ Mú, đặc biệt thiếu nước sinh hoạt trầm trọng vào mùa khô

b) Vốn con người

– Hiện nay, tổ chức gia đình người Thái, người Mường, người Mông, người Khơ Mú chủ yếu là kiểu gia đình nhỏ, số nhân khẩu trong hộ gia đình trung bình từ 4 đến 6 người

– Trình độ học vấn và khả năng thông thạo hai thứ tiếng (tiếng mẹ đẻ là tiếng của dân tộc mình và tiếng phổ thông) có sự chênh giữa các tộc người.

+ Người Thái: các cá nhân/ chủ hộ có trình độ tiểu học 44,1%, số người có trình độ THCS 34,3 %, số người có trình độ THPT 16,5%, số người có trình độ Trung cấp 5,1%. Những người ở độ trung niên trở lên chủ yếu có trình độ tiểu học và THCS. Người Thái thông thạo cả hai thứ tiếng (tiếng mẹ đẻ là tiếng Thái và tiếng phổ thông); có vốn tích lũy tri thức địa phương phong phú, đa dạng gắn với vốn văn hóa đặc thù của tộc người

+ Người Mường: các cá nhân/ chủ hộ có học vấn từ THPT ở lứa tuổi từ trên 50 có khoảng 30%, còn lại là có trình độ học vấn THCS. Người Mường thông thạo tiếng mẹ đẻ là tiếng Mường và tiếng phổ thông, ở những vùng tiếp giáp với người Thái, một bộ phân người Mường nói được cả ba thứ tiếng Thái, Mường, và tiếng phổ thông. Người Mường có vốn tích lũy tri thức địa phương phong phú, đa dạng gắn với văn hóa đặc thù của tộc người.

+ Người Mông: Các chủ hộ ở độ tuổi trung niên chủ yếu là tốt nghiệp THCS, hoặc chưa hết THCS. Phụ nữ người Mông ở độ tuổi trung niên 50% không biết tiếng phổ thông (tiếng Kinh). Người Mông có vốn tích lũy tri thức địa phương phong phú, đa dạng gắn liền với văn hóa đặc thù của tộc người

Nguồn lực lao động của cộng đồng dân tộc thiểu số phía Tây Thanh Hóa – Nghệ An

+ Người Khơ Mú: Các chủ hộ ở độ tuổi trung niên chủ yếu là tốt nghiệp THCS, hoặc chưa hết THCS. Phụ nữ người Khơ Mú ở độ tuổi trung niên 50% không biết tiếng phổ thông (tiếng Kinh). Người Khơ Mú có vốn tích lũy tri thức địa phương gắn liền với văn hóa đặc thù của tộc người

c) Vốn vật chất

– Cơ sở hạ tầng, hệ thống các trường học, hệ thống các thiết chế văn hóa ở vùng người Thái, người Mường, người Mông, người Khơ Mú được đầu tư nâng cấp chất lượng.

– Hệ thống giao thông ở vùng người Mông, người Khơ Mú còn nhiều khó khăn, đặc biệt khó khăn là vùng người Khơ Mú. Tại xã Bắc Lý, là đị bàn cư trú tập trung của người Khơ Mú, đến năm 2010 hệ thống giao thông nội xã ở Bắc Lý mới dần dần được hoàn thiện

Cơ sở hạ tầng, hệ thống các trường học, hệ thống các thiết chế văn hóa ở vùng người Thái, người Mường, người Mông, người Khơ Mú được đầu tư nâng cấp chất lượng

– Các phương tiện tiếp cận thông tin ở vùng người Mông, người Khơ Mú còn khó khăn, bất cập: gần 70%  các hộ gia đình có tivi, nhưng không sử dụng thường xuyên. Hệ thống truyền thanh ở xã có bản đến được, có bản không đến được, do đia hình cư trú phân tán, các bản cách nhau xa. Việc nắm bắt thông tin được sử dụng nhiều là qua điện thoại

d) Vốn tài chính

-Vốn vay chủ yếu củ các hộ ở cả 4 dân tộc được nghiên cứu là từ ngân hàng chính sách. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi là hướng đầu tư chính tập trung từ vốn vay ngân hàng.

– Một số tiền được cho là vốn tích lũy có mứa độ khác nhau giữa 4 dân tộc được nghiên cứu

Người Thái có từ 40 đến 50 triệu đồng, các hộ tham gia khảo sát có xu hướng sử dụng vốn tích lũy vào việc vào việc chuyển đổi cây trồng và chăn nuôi

Người Mường có từ 40 đến 50 triệu đồng, các hộ tham gia khảo sát có xu hướng sử dụng vốn tích lũy vào việc việc chuyển đổi cây trồng và chăn nuôi

Người Mông có từ 30 đến 40 triệu đồng, các hộ tham gia khảo sát có xu hướng sử dụng vốn tích lũy vào việc vào chăn nuôi, nếu có dư thì mua bạc nén để giao dịch mua bán với bên Lào

Người Khơ Mú có từ 20 đến 30 triệu đồng, các hộ tham gia khảo sát có xu hướng sử dụng vốn tích lũy vào việc vào việc mua giống trâu, bò chăn nuôi

đ)Vốn xã hội

Mạng lưới tạo dựng nguồn vốn xã hội có nét đặc thù giữa các tộc người

– Người Thái, người Mường có mạng lưới quan hệ xã hội rộng và phong phú thông qua các các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp với các nghề tiêu biểu như dệt thổ cẩm, làm rượu siêu men lá, rượu cần, đan lát, làm dịch vụ du lịch.., Các mối quan hệ đặc thù văn hóa tộc người: gia đình, dòng họ, phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng bản, mường; các môi quan hệ dân tộc Thái- Mường, Mường- Thái- Kinh

– Người Mông phát huy nguồn vốn xã hội thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, đặc biệt các mối quan hệ gia đình và dòng họ. Người Mông có tục cúng họ, là dịp cả họ cùng tham gia, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm làm ăn, động viên con cháu trong dòng họ phấn đấu để không thua kém các dòng họ khác, đây cũng là dịp trưởng họ phổ biến những kiến thức hay chủ trương, chính sách của nhà nước, địa phương cho người trong họ. Người Mông có phong tục tập quán cho mượn đất để trồng trọt, chăn nuôi, có tập tục “chia vốn”, khi con cái trưởng thành, tách hộ, đều giúp đỡ hỗ trợ để con làm nhà, có vốn chăn nuôi sản xuất.

– Người Khơ Mú khai phát huy nguồn vốn xã hội chủ yếu qua các mối quan hệ dòng họ và quan hệ làng giềng. Sinh sống trên địa bàn có người Mông cùng cư trú, có kinh nghiệm nhiều trong chăn nuôi và phát triển các hình thức sinh kế phù hợp với đặc điểm của địa hình, người Khơ Mú  học hỏi được từ người Mông.

Như vậy, xét tổng thể nguồn vốn sinh kế của 4 dân tộc có sự phân bố không đồng nhất, mỗi dân tộc có một thế mạnh đặc thù riêng,

– Nổi bật trong vốn tự nhiên về đất sản xuất: người Mông có nguồn lực lớn nhất, tiếp theo là người Khơ Mú, thứ ba là người Thái và thứ tư là người Mường. Sự phân bố nguồn nước tự nhiên ở vùng người Thái, người Mường có phần thuận lợi hơn ở vùng người Mông, người Khơ Mú.

– Nguồn vốn con người: Nhóm có nhiều ưu thế là người Thái, người Mường, nhóm có những khó khăn đặc thù về sự không thành thạo tiếng phổ thông là người Mông, người Khơ Mú

– Nguồn vốn vật chất: Nhóm có thuận lợi hơn là người Thái, người Mường, nhóm có những khó khăn đặc thù về cơ sở hạ tầng và phương tiện tiếp cận thông tin là người Mông, người Khơ Mú

– Nguồn vốn tài chính: người Thái, người Mường, người Mông, người Khơ Mú đều thiếu vốn, nguồn vốn vay chủ yếu từ ngân hàng chính sách, mục đích chủ yếu là đầu tư chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi. Mức tài chính tích lũy có sự tương đồng cao ở người Thái, người Mường; tiếp theo là người Mông, thấp nhất là người Khơ Mú.

Mạng lưới tạo dựng nguồn vốn xã hội có nét đặc thù giữa các tộc người

– Nguồn vốn xã hội: Người Thái, người Mường có mạng lưới xã hội phong phú, đa dạng và mở rộng. Người Mông có thế mạnh đặc thù trong phát huy vốn quan hệ dòng họ. Người Khơ Mú có phần hơi khép kín trong quan hệ xã hội

Trung tâm NCPT vùng